blog phòng bệnh ung thư

Bị ung thư gan nên ăn gì

Người bị ung thư gan thường phát hiện ra bệnh ở những giai đoạn tiến triển. Đến lúc này bệnh phát triển rất nhanh và gây ra nhiều tác dụng phụ. Người bệnh sẽ chán ăn mệt mỏi, Người bệnh ung thư gan nên ăn gì là băn khoăn của rất nhiều gia đình và bản thân người bệnh.

Cơ thể mệt mởi một chế ăn đầy đủ dinh dưỡng, hợp lý rất quan trọng để người bệnh có sức khỏe chống lại bệnh tận nâng cao chất lượng của cuộc sống của mình.

Các bác sĩ chuyên khoa có lời khuyên bệnh nhân ung thư gan nên ăn gì:

Chế độ ăn uống cho bệnh nhân ung thư gan ở những giai đoạn muộn cần được đa dạng hóa. Thực phẩm tốt là cơm, mì, bánh bao, hoành thánh, cháo, cháo kê, bánh hấp, bánh hấp thịt hoặc nhồi rau. Chế biến thức cho bệnh nhân ung thư gan, bạn nên xào hoặc hấp. Cố gắng nấu nướng với nhiều màu sắc và hương vị khác nhau, sử dụng dầu thực vật để thức đẩy sự hấp thu vitamin tan trong chất béo, cũng như bổ sung lượng Calo cần thiết.
Cho bệnh nhân ăn thực phẩm có thể bảo vệ gan, như các loại thực phẩm giàu vitamin B, vitamin C hay acid amin.
Kiểm soát lượng thức ăn có nhiều cholesterol như trứng cá, nội tạng động vật và lòng đỏ trứng, vv… Thay vào đó, khuyến khích bệnh nhân ăn nhiều loại rau màu xanh và trái cây.
bi-ung-thu-gan-nen-an-gi
Bệnh nhân ung thư gan nên tăng cường các loại rau màu xanh và trái cây.
Magie và tryptophan rất hữu ích trong việc cải thiện các triệu chứng như mất ngủ, sợ hãi và trầm cảm. Thực phẩm giàu magiê bao gồm trái cây, gạo nâu, ngô, lúa mì, vừng, lá cà rốt, cải, rong biển, vv… Thực phẩm giàu tryptophan bao gồm thịt gà, sữa chua, thịt bò, chuối, vv
Cách đơn giản nhất để đánh giá tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân là xem cân nặng của bệnh nhân có duy trì ổn định và bình thường hay không. Khi bệnh nhân có các triệu chứng như chán ăn, buồn nôn, đầy bụng và khó tiêu, vv…, thì bạn nên cho uống nước ép mận, nước cam tươi, nước trái cây, súp gừng, súp mì, cháo kê tươi, vv, để tăng cường tiêu hóa và làm giảm đau. Bên cạnh đó, cần lưu ý, không cho bệnh nhân ăn thức ăn quá nóng, hay quá lạnh, hoặc quá no.
Khi chăm sóc bệnh nhân tại viện người nhà hãy tranh thủ thời gian nhờ bác sĩ tư vấn chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất cho người bệnh. Đảm bảo đủ chất, dễ tiêu hóa tăng cường sức đề kháng cũng như giảm tải được chức năng của gan.

Tại sao mắc ung thư gan

Tại sao lại mắc ung thư gan? Câu hỏi mà bất kể người nào không may bị bệnh hoặc có người thân bị bệnh đều  thảng thốt. Vì sao không phải là ai khác mà rơi vào người thân mình? Rồi họ nghĩ rằng kiếp trước đã làm điều gì nên kiếp này  mới bị?

Thực ra tất cả bệnh tật đều có xuất phát từ một số yếu tố nào đó. Hãy  cùng giải mã một số yếu tố để trả lời cho câu hỏi vì sao lại mắc ung thư gan?



nguyên nhân chính xác gây ung thư gan chưa được xác định cụ thể, tuy nhiên các nhà khoa học đã tìm ra một số yếu tố nguy cơ có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư gan trong đó có việc uống quá nhiều rượu bia và sử dụng thuốc lá. Bên cạnh đó, các yếu tố dưới đây cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
  • Viêm gan do virut: chủ yếu là viêm gan B và viêm gan siêu vi C, đặc biệt là người mắc bệnh viêm gan B và mang trong người virut viêm gan B, tỷ lệ mắc ung thư gan nguyên phát ở những bệnh nhân viêm gan B cao hơn bình thường từ 2 đến 10 lần.
  • Béo phì có thể dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ và xơ gan, làm tăng nguy cơ phát triển ung thư gan.
  • Độc tố aflatoxin trong thực thẩm mốc là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra ung thư gan.
  • Bệnh tiểu đường có liên quan với tăng nguy cơ ung thư gan. Người bệnh tiểu đường type 2 thường xu hướng thừa cân hoặc béo phì, do đó có thể gây ra các vấn đề về gan.
  • Tiền sử gia đình: những gia đình có người mắc bệnh ung thư gan thì những người thân trong gia đình cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 2,4 lần so với những gia đình không có người mắc bệnh.
Như vậy việc chủ động phòng tránh bệnh cũng như chủ động khám tầm soát ung thư sớm chính là chìa khóa vàng bảo vệ cuộc sống của bạn tránh những tác hại ghê gớm của ung thư gan có thể gây ra .