blog phòng bệnh ung thư

Ăn gì thì tốt cho bệnh nhân ung thư gan

Khi gia đình có người bị ung thư gan ngoài việc lo lắng điều trị cũng như mong chờ tiến triển của bệnh thì chế độ dinh dưỡng cho người bệnh vô cùng quan trọng. Người bệnh ung thư ăn gì thì tốt và không nên ăn gì.

Cùng tìm hiểu chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh ung thư để chăm sóc tốt nhất cho người thân bằng những tham khảo dưới đây:

Trước đây protein được hạn chế để ngăn chặn bệnh gan di căn não, hoặc thay đổi trạng thái tinh thần ở những bệnh nhân bị bệnh ung thư gan giai đoạn cuối. Tuy nhiên, trong một nghiên cứu vào năm 2005 các nhà nghiên cứu cho biết những bệnh nhân được chẩn đoán bị xơ gan và ung thư gan nên có một chế độ dinh dưỡng với lượng protein hợp lý. Bệnh nhân nên được cung cấp 30 calo cho mỗi kg trọng lượng cơ thể và 1,2 gram protein cho mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày. Chế độ ăn chủ yếu dựa trên lượng protein có nguồn gốc thực vật.
Axit amin


Bệnh nhân với xơ gan và ung thư gan nên ăn một bữa ăn nhẹ vào buổi tối với một lượng axit amin hợp lý.
Axit amin có thể có lợi cho những người có bệnh gan bởi vì chúng giúp duy trì và khôi phục lại khối lượng nạc cơ thể, cải thiện sự trao đổi chất protein và có thể giúp kích thích tái tạo gan. Nghiên cứu được công bố trong dinh dưỡng năm 2007, bệnh nhân với xơ gan và ung thư gan nên ăn một bữa ăn nhẹ vào buổi tối với một lượng axit amin chuỗi nhánh hoặc thực phẩm như bánh mì. Axit amin cũng có nhiều trong sữa, trứng, cá…
Vitamin và khoáng chất

Bệnh nhân ung thư gan cần được bổ sung vitamin A, B, C và E.
Bệnh nhân ung thư gan có nguy cơ bị thiếu hụt nhiều vitamin và khoáng chất, bao gồm vitamin A, B, C và E. Bệnh nhân suy gan có nguy cơ thiếu hụt folate và magiê và kẽm. Sự thiếu hụt kém là do lượng thịt giảm và gia tăng thất thoát nước tiểu từ thuốc lợi tiểu. Mặc dù nhiều loại vitamin thường được khuyến khích được bổ sung, tuy nhiên với mỗi loại vitamin và khoáng chất nên được đánh giá các bác sĩ đánh giá cho phù hợp với thể trạng và từng bệnh nhân.

Ngoài chế độ dinh dưỡng thì người bệnh cần được quan tâm chăm sóc về tinh thần. Luôn bên cạnh giúp người bệnh cảm thấy được khuây khoả và tinh thần lạc quan phấn trấn.

Tại sao mắc ung thư gan

Tại sao lại bị ung thư gan? Nhiều người thắc mắc người nhà của em đang rất khoẻ mạnh bỗng nhiên ngã, bỗng nhiên mệt mỏi... đi khám được kết luận ung thư gan vậy kết luận này có chính xác không vì sao lại mắc ung thư gan?

- Vấn đề thứ 1: Kết luận có chính xác không? Nếu như  NGƯỜI BỆNH đã được đi khám tại các bệnh viện uy tín thì tỉ lệ sai sót không lớn. đúng tới 99% . Việc người bệnh trước đó khoẻ mạnh không có dấu hiệu bệnh vì ung thư gan thường không biểu hiện triệu chứng hay dấu hiệu nhận biết ung thư gan ở giai đoạn sớm. Như vậy khi có dấu hiệu mệt mỏi, đau, choáng ngã đi khám ra bệnh lúc đó ung thư gan đã ở giai đoạn muộn cơ hội điều trị khỏi gần như không còn .



 Hiện nay, nguyên nhân chính xác gây ung thư gan chưa được xác định cụ thể, tuy nhiên các nhà khoa học đã tìm ra một số yếu tố nguy cơ có khả năng làm tăng nguy cơ ung thư gan trong đó có việc uống quá nhiều rượu bia và sử dụng thuốc lá. Bên cạnh đó, các yếu tố dưới đây cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh:
  • Viêm gan do virut: chủ yếu là viêm gan B và viêm gan siêu vi C, đặc biệt là người mắc bệnh viêm gan B và mang trong người virut viêm gan B, tỷ lệ mắc ung thư gan nguyên phát ở những bệnh nhân viêm gan B cao hơn bình thường từ 2 đến 10 lần.
  • Béo phì có thể dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ và xơ gan, làm tăng nguy cơ phát triển ung thư gan.
  • Độc tố aflatoxin trong thực thẩm mốc là nguyên nhân tiềm ẩn gây ra ung thư gan.
  • Bệnh tiểu đường có liên quan với tăng nguy cơ ung thư gan. Người bệnh tiểu đường type 2 thường xu hướng thừa cân hoặc béo phì, do đó có thể gây ra các vấn đề về gan.
  • Tiền sử gia đình: những gia đình có người mắc bệnh ung thư gan thì những người thân trong gia đình cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn 2,4 lần so với những gia đình không có người mắc bệnh.



Đau rát họng kéo dài có nguy cơ bị ung thư vòm họng không

Ung thư vòm họng từ lâu đã để lại trong chúng ta sự lo sợ vô hình. Bởi lẽ ung thư vòm họng đã trẻ hoá độ tuổi đặc biệt các bệnh mũi họng thường hay xuất hiện  vì không phải là bác sĩ tự bắt bệnh cho mình nên ai cũng lo lắng không biết có phải là dấu hiệu ung thư vòm họng hay không.

Một trong những bệnh mũi họng hay gặp nhất đó là đau rát họng kéo dài. Vậy đau rát họng kéo dài không khỏi có phải là triệu chứng của ung thưu vòm họng không?

Mặc dù đau rát cổ, khó nuốt cũng có thể liên quan tới ung thư vòm họng, nhưng có nhiều nguyên nhân khác cũng gây ra triệu chứng này. Nếu triệu chứng này kéo dài và không thuyên giảm khi dùng thuốc, tốt nhất bạn nên đi khám để bác sĩ tìm ra nguyên nhân chính xác và điều trị dứt điểm.


Bạn cần chú ý ngoài các triệu chứng kể trên, bạn còn gặp triệu chứng nào dưới đây không:
Các triệu chứng của ung thư vòm họng:
  • Có khối u ở cổ hoặc sau cổ
  • Nghe kém, ù tai, hoặc cảm giác đầy trong tai
  • Nhiễm trùng tai kéo dài
  • Tắc nghẽn mũi hoặc nghẹt mũi
  • Chảy máu cam
  • Đau đầu
  • Đau mặt hoặc bị tê mặt
  • Khó khăn khi há miệng
  • Mờ mắt hoặc nhìn hình ảnh bị nhân đôi
Theo các bác sĩ chuyên gia ung bướu: Ung thư có thể chữa được nhưng chỉ có cơ hội cho giai đoạn sớm. Nhưng nghịch lý ở chỗ giai đoạn sớm ung thư không thể hiện triệu chứng. Do đó, mọi người nên chủ động đi khám ung thư ngay khi cơ thể đang khoẻ mạnh.

6 dấu hiệu ung thư gan nhất định không được bỏ qua

Ung thư gan là căn bệnh quá nguy hiểm, phát triển âm thầm và khi phát bệnh đã ở giai đoạn 3. Ở giai đoạn này người bệnh gần như cầm chắc cái chết. Nhiều người khi có dấu hiệu ung thư gan rồi vẫn không nhận ra vấn đề chỉ khi bệnh bùng phát nặng mới đi khám

 Ngoài việc chủ động đi khám tầm soát ung thư thì 6 dấu hiệu ung thư gan dưới đây nhất định mọi người không được bỏ qua.

1/ Vàng da


Vàng da, vàng mắt cảnh báo ung thư gan
Khi các chức năng gan bị suy giảm sẽ dẫn tới hiện tượng bilirubin (sắc tố mật) tăng đột ngột trong máu làm cho sắc tố da thay đổi. Vàng da có thể là triệu chứng đặc trưng và thường thấy nhất của căn bệnh về gan như xơ gan, viêm gan, rối loạn chức năng gan thậm chí là ung thư gan.
 2/ Giảm cân đột ngột
Bệnh nhân ung thư gan có thể có cảm giác ăn uống không ngon miệng, bụng đầy trướng, lạo lực, ngấy đồ dầu mỡ, không hấp thụ chất dinh dưỡng. Do đó, người bệnh thường bị giảm cân một cách nhanh chóng.
3/ Cảm giác khó chịu vùng gan

Giai đoạn đầu, người bệnh thường có cảm giác khó chịu nhẹ ở vùng gan
Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường có cảm giác khó chịu nhẹ ở vùng gan, thỉnh thoảng xuất hiện những cơn đau, thậm chí nhiều trường hợp còn có thể sờ thấy gan vươn lên, lớn hơn bình thường.
4/ Nước tiểu sẫm màu hơn
Khi gan bị viêm nhiễm, một lượng lớn bilirubin bị phá vỡ sẽ gây ra hiện tượng nước tiểu trở nên vàng sẫm thậm chí là màu nâu. Đây cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư gan mà bạn không thể bỏ qua.
5/ Buồn nôn và nôn
Ung thư gan phát triển gây ảnh hưởng tới những chức năng của các cơ quan khác trong đó có dạ dày, khiến người bệnh có các biểu hiện bất thường như buồn nôn, nôn hoặc chán ăn.
6/ Ngứa da

Khi thấy cơ thể bị ngứa ngáy khó chịu ở mức độ nhiều bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để khám
Ngứa do ung thư gan xảy ra lúc chức năng gan suy giảm khiến bilirubin trong cơ thể tăng cao gây ngứa da. Do đó khi thấy cơ thể bị ngứa ngáy khó chịu ở mức độ nhiều bạn nên đến ngay các cơ sở y tế để khám.