blog phòng bệnh ung thư

Có khối u trong gan có phải ung thư gan không


Ung thư gan là loại ung thư rất nguy hiểm, tiến triển thầm lặng khi phát bệnh đã tiến triển đến giai đoạn cuối nhanh chóng cướp đi sinh mạng của người bệnh. Chính vì thế khi phát hiện có khối u trong gian đa phần người bệnh hoang mang lo lắng tột độ, vì họ nghĩ khối u trong gan nghĩa là ung thư gan.
Vậy để giải đáp câu hỏi khối u trong gan có phải là ung thư gan không mời các bạn đọc vài lưu ý dưới đây:
Khối u là một khối mô bất thường, có thể rắn hoặc chứa đầy chất lỏng. Một khối u không có nghĩa là ung thư.  Khối u có thể lành tính (khối u không xâm lấn, không gây hại cho các mô lân cận, không di căn tới các bộ phận khác) hoặc ác tính (ung thư – xâm lấn, lây lan nhanh tới các cơ quan khác và hình thành khối u mới). Để xác định khối u có phải là ung thư hay không thì cần phải sinh thiết mới có kết quả chính xác.
Điều trị khối u như thế nào?
Tùy thuộc xem khối u là lành tính hay ác tính. Với khối u lành tính, nếu gây ra triệu chứng thì bác sĩ có thể yêu cầu điều trị, hoặc nếu khối u nhỏ, không gây ra triệu chứng, bác sĩ có thể yêu cầu theo dõi thêm.
Với khối u ác tính, sau khi đã có đầy đủ các xét nghiệm chẩn đoán cần thiết thì phải điều trị ngay. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng giúp tăng cơ hội sống.
Trường hợp của mẹ bạn, bạn có thể mang hồ sơ bệnh án tới Bệnh viện Thu Cúc để các bác sĩ thăm khám, đánh giá tình trạng bệnh, từ đó sẽ đưa ra lời khuyên chính xác nhất.
Có thể bạn chưa biết viêm gan b dễ biến chứng thành ung thư gan.

Viêm gan B gây qua đường nào


 Nhiễm Virus B có thể dẫn đến viêm gan mạn tính, xơ gan, ưng thư gan và hậu quả là dẫn đến tử vong làm thiệt hại kinh tế của cả cộng đồng của người thân và gia đình. Chính vì thế tiêm phòng viêm gan B là việc nhất thiết phải làm.Với những người không may nhiễm Virut viêm gan B thì  cần phải làm gì để ngăn ngừa lây nhiễm viêm gan B cho người khác? viêm gan B lây qua đường nào?
viem-gan-b-lay-qua-duong-nao
Viêm gan B có thể lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở.
  • Từ mẹ sang con: Virus viêm gan B có thể lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình sinh nở. Đây là một trong những hình thức lây nhiễm phổ biến nhất. Nhiều bà mẹ mang thai bị viêm gan B mạn tính không biết mình bị bệnh và âm thầm truyền virus cho con mình.
  • Qua đường máu: HBV có thể lây truyền qua tiếp xúc trực tiếp với máu của người bị nhiễm bệnh, bao gồm các trường hợp:
  • Tiếp xúc với các vết thương
  • Dùng lại hoặc dùng chung kim xăm, kim tiêm, xỏ khuyên tai, châm cứu, vv…
  • Dùng lại kim tiêm hoặc các thiết bị y tế
  • Dùng chung dao cạo hoặc bàn chải đánh răng bị nhiễm bẩn bởi máu của người bệnh
  • Truyền máu từ người bị viêm gan B
  • Quan hệ tình dục: HBV có thể lây truyền qua đường quan hệ tình dục mà không có phương pháp bảo vệ an toàn. Việc sử dụng bao cao su có thể làm giảm nguy cơ nhiễm bệnh, nhưng không loại trừ hoàn toàn. Tiêm phòng vắc xin viêm gan B vẫn là cách hiệu quả nhất để bảo vệ chống lại HBV.
Viêm gan B không lây truyền qua những con đường sau:
viem-gan-b-lay-qua-duong-nao2
Viêm gan B không lây qua các con đường như ôm, hôn, vv…
  • Chia sẻ thức ăn hoặc nước với người bị bệnh
  • Dùng chung dụng cụ ăn uống hoặc ly uống
  • Nước mắt, mồ hôi, nước tiểu, hoặc phân
  • Ho hoặc hắt hơi
  • Ôm hoặc hôn
  • Cho con bú
  • Muỗi đốt